Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

10 lý do nên đưa Internet vào chiến lược tiếp thị

Đưa Internet vào chiến lược tiếp thị không còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp trong thời đại mà nền kinh tế mạng đang giữ vai trò thống soái. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất nhiều công ty, cả nhỏ lẫn lớn, chưa xây dựng được cho mình một chiến lược tiếp thị qua Internet.



Bắt đầu từ năm 1994, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn. Với các tổ chức hiện nay vẫn chưa ý thức được hiệu quả của việc tiếp thị qua Internet, chúng tôi sẽ đưa ra 10 lý do tại sao họ nên cân nhắc để tiến hành tiếp thị thông qua Internet.

1. Internet - điểm đến để tìm kiếm thông tin
Có lẽ lý do quan trọng nhất để các công ty cần có một chiến lược tiếp thị trên Internet là sự thay đổi ở cách thức các khách hàng tìm kiếm thông tin.
Mặc dù số lượng hách hàng thăm viếng các cơ sở kinh doanh truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người sử dụng Internet như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt.

Đặc biệt, họ sử dụng các công cụ tìm kiếm như là cánh cổng của tri thức và các trang tìm kiếm hiện nay đang trở thành nơi được những người sử dụng Internet truy cập nhiều nhất. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng.
Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này.

2. Internet - điều kỳ vọng của khách hàng
Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các khách hàng trẻ tuổi.

Tại nhiều nước trên thế giới, chứng "nghiền" Internet đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ. Khi các thành viên này trở thành người quản lý gia đình và doanh nghiệp, chắc chắn họ sẽ mong đợi sự hiện diện của các sản phẩm/dịch vụ của công ty mình trên Internet.

3. Qua Internet, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng
Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Mỗi khi có người ghé thăm một trang web, chắc chắn họ đã để lại một số "dấu vết" trên trang web đó: họ đã kích vào mục nào, họ đã mua bán món hàng gì... và hàng loạt các thông tin khác.
Khi gắn kết phương thức nhận biết khách hàng, ví dụ như các công cụ truy nhập, các chuyên gia tiếp thị có thể biết được khách hàng quay trở lại trang web của mình như thế nào. Việc nắm bắt được các hành vi và sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và nếu làm được việc này, bạn sẽ có thể biến họ trở thành những khách hàng "ruột" của mình.

4. Internet giúp bạn dễ dàng tiếp thị đến đúng đối tượng mục tiêu
Cách làm hiệu quả nhất đối với các chuyên gia tiếp thị là nhắm vào những ai đang quan tâm đến những thứ mà họ chào bán. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng thực hiện chút nào. Người ta có thể đang ném tiền qua cửa sổ khi các clip quảng cáo trên truyền hình không chuyển tải được thông điệp cần thiết đến khách hàng mục tiêu chỉ vì người tiêu dung đang ngày càng trở nên bội thực với hằng hà sa số các quảng cáo.

Trong khi đó, Internet lại là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất đến không chỉ một vài chục người, vài trăm người, mà là hàng triệu triệu người trong thế giới rộng mở không còn cách biệt bởi biên giới địa lý này.

5. Internet là công cụ hữu hiệu kích thích tâm lý mua hàng tùy hứng
Bất kể khách hàng có thích sản phẩm hay không, Internet đã tỏ ra là công cụ rất tốt để thúc đẩy các trường hợp tiêu dùng mang tính tùy hứng. Sự tiến bộ của công nghệ cao có thể giúp các ông chủ doanh nghiệp dễ dàng làm được việc này.
Chỉ cần đưa ra các gợi ý về sản phẩm dựa trên việc nghiên cứu thái độ, tâm lý của khách hàng, các nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ đã có thể tổ chức tốt các giao dịch trực tuyến. Tâm lý thích mua trước trả sau, thích mua nhiều để được giảm giá... của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến chính là điều mà các công ty kinh doanh mạng quan tâm, khai thác triệt để.

Tuy nhiên, việc nhiều khách hàng trở thành con nợ trong thời gian dài cần có sự kiểm soát vì nếu khách hàng nợ quá nhiều sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của cácnhà tiếp thị trực tuyến.

6. Internet cho phép nhà sản xuất chào bán các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu cá nhân của khách hàng
Trong thời đại bùng nổ của Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.

Điều này cho phép các chuyên gia marketing trực tuyến thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng mà theo đó, khách hàng có thể được thoải mái, tự do lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mà họ yêu thích. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng bạn, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của bạn trở nên dễ dàng.

7. Internet mở ra cơ hội giao dịch trực tuyến tiện lợi nhất, linh động nhất cho khách hàng
Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Internet cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng, từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự...

Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo. Trước khi có Internet, công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với người tiêu dùng là gọi điện để mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trên truyền hình hoặc báo chí.

Tuy nhiên, việc chuyển khách hàng từ trạng thái không vận động (ví dụ như ngồi xem tivi) sang trạng thái vận động (ví dụ khi nhấc máy điện thoại lên và quay số) là không hiệu quả so với việc họ có thể nhấp chuột trực tiếp lên các mẩu quảng cáo để từ đó đưa ra quyết định của mình.

8. Internet truyền cảm giác về một nhà cung cấp dịch vụ hoàn hảo, toàn diện.
Internet dễ dàng biến các nhà phân phối và đại lý trở thành nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với chất lượng hoàn hảo, toàn diện. Không như các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ truyền thống, các trang web bán hàng trực tuyến tạo cho người tiêu dùng cảm giác tốt đẹp về nhà cung cấp.

Thông qua trang web, người tiêu dùng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh doanh trên mạng có một "cơ ngơi" hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty lên trang web, tuy nhiên, phía sau đôi khi "nhà sản xuất" lại là một đối tác kinh doanh truyền thống khác.

Chỉ cần có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hang hóa, phương tiện vận chuyển sản phẩm..., bạn đã có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng có nhu cầu. Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang làm ăn trực tiếp với các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy từ các nguồn khác.

9. Internet cho phép người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp, giá thành hạ, chất lượng dịch vụ tốt
Công nghệ Internet đang thay thế các phương thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ truyền thống cũng như trong việc nắm bắt các thông tin về nhu cầu của khách hàng. Người ta dễ dàng thấy được khả năng tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dưới dạng số hóa (ví dụ như âm nhạc, ấn phẩm, thiết kế đồ họa...), trong đó, chi phí sản xuất và vận chuyển bị loại ra khỏi giá thành sản phẩm.

Người bán hàng cũng được hưởng lợi thông qua việc khuyến khích khách hàng thu thập thông tin về sản phẩm trên mạng trước khi có giao dịch trực tiếp. Điều này giúp nhà sản xuất tiết kiệm thời gian trong việc giải thích các thông tin sơ lược về công ty và sản phẩm để có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề quan tâm của khách hàng.
Như đã phân tích ở trên, Internet có thể cho phép giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý đồng thời cung cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng.

10. Internet hiện diện khắp nơi trên thế giới
Internet là kênh truyền thông và phân phối cho phép khách hàng tiềm năng trên toàn cầu truy cập tới các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua trang web, các nhà kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra gấp nhiều lần.

Nếu như trước đây khi chưa có thương mại điện tử, các giao dịch quốc tế diễn ra phức tạp với chi phí khá tốn kém thì ngày nay, Internet đã kết nối tất cả mọi người với nhau thành một cộng đồng kinh doanh không biên giới quốc gia .

Cho dù việc lập nên trang web không bảo đảm cho việc kinh doanh mang tính chất toàn cầu (còn cần tiến hành nhiều việc khác để trang web có tính thương mại toàn cầu), Internet vẫn được coi là một bước nhảy vọt trong việc kinh doanh mang tầm cỡ toàn cầu.

Sưu tầm





Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Internet Marketing: Hiểu đúng để làm thành công

Năm 2010, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng Internet. Đó là con số đáng quan tâm cho những doanh nghiệp muốn sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho chiến lược tiếp thị của mình.

Việc tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, qua e-mail, qua điện thoại di động... ngày càng trở nên thông dụng với những người xây dựng chiến lược tiếp thị.



Theo Wikipedia, “tiếp thị số là hoạt động xúc tiến khuếch trương thương hiệu sử dụng các hình thức kênh quảng cáo số đến với người tiêu dùng...”.

Với định nghĩa truyền thống này, các hình thức tiếp thị số thông dụng bao gồm: quảng cáo bảng hiệu, quảng cáo trưng bày, quan hệ công chúng trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị công cụ tìm kiếm trả tiền theo nhấp chuột, tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị bằng trang web, điện thoại di động, e-mail...

Tuy nhiên để hoạt động tiếp thị số thật sự hiệu quả và đi vào tâm trí của khách hàng, các thông điệp truyền thông số và công cụ sử dụng phải gần với cuộc sống. Muốn vậy doanh nghiệp phải hiểu rõ khái niệm cuộc sống số trong bối cảnh sự phát triển nhảy vọt về công nghệ số đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người trên toàn cầu.

Các thế hệ khách hàng trong cuộc sống số




Với cột mốc 1946 đến nay, chúng ta có thể chia ra bốn nhóm khách hàng. 

Nhóm khách hàng được sinh ra trong những năm từ 1946-1960, thế hệ khách hàng này quan tâm đến thế giới, xã hội, nhưng cũng dành nhiều thời gian để lên mạng Internet, đặc biệt là ở các nước phát triển.

Nhóm khách hàng thuộc thế hệ 7X (từ 1970-1980), thế hệ này muốn tạo sự khác biệt rõ nét, muốn tìm các dữ kiện, tập trung cho gia đình, độc lập trong tư duy và hành động, khi cho hoặc nhận thông tin đều muốn biết sự khác biệt.

Nhóm khách hàng 8X (từ 1980-1990), thế hệ này luôn muốn thể hiện quan điểm toàn cầu và là công dân toàn cầu, không quan tâm đến biên giới quốc gia gắn kết xã hội trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Và cuối cùng là thế hệ sinh ra vào thời điểm bùng nổ của công nghệ số. Đây là một thế hệ khách hàng mới với những đặc điểm tương đối khác biệt so với các thế hệ trước đây.

Trong một cuộc hội thảo gần đây về tiếp thị số, các doanh nhân đã bày tỏ một số đặc điểm mà họ quan sát được ở nhóm khách hàng này. Tuy chưa phản ảnh đầy đủ nhưng cũng xin liệt kê một vài đặc điểm của thế hệ khách hàng này như sau: 

nhanh nhẹn, năng động; sử dụng thành thạo kỹ thuật số; khai thác công cụ mạng xã hội; có tiềm năng kinh tế do sống trong giai đoạn kinh tế phát triển; nhu cầu chất lượng cuộc sống cao; thích hàng hiệu; kỳ vọng của bố mẹ; suy nghĩ trưởng thành sớm (tâm sinh lý, xã hội, mạnh dạn); 

thích nổi bật; ăn mặc thoải mái hơn; thích đột phá; thích đưa các hình ảnh về cá nhân trên mạng; hay thay đổi công nghệ mới; thích cập nhật thông tin; hiếu thắng và chứng tỏ bản thân; không sợ thất bại; ít hiểu biết về lịch sử; có thể tạo cộng đồng trên mạng nhanh..

Với việc phân nhóm trên, rõ ràng mỗi thế hệ khách hàng có những đặc trưng riêng và cuộc sống số của họ cũng có phần khác biệt. Chính vì vậy, một chiến lược tiếp thị số dưới dạng “một chiến lược phù hợp cho tất cả các thế hệ (“One fits all”) gặp thất bại là điều khó tránh khỏi.

Để chiến lược tiếp thị số hiệu quả thì việc nắm bắt, thấu hiểu khách hàng trong cuộc sống số của họ là một trong những điều kiện tiên quyết. Cần hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn hướng đến phân khúc khách hàng trong thế hệ nào, đặc trưng số của họ, để từ đó định vị và xây dựng chiến lược truyền thông số phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Hành vi mua hàng và xu hướng tiếp thị trong thời đại công nghệ số

Cuộc sống số cũng đã làm thay đổi hành vi mua hàng của chúng ta. Nếu như trước đây người làm công tác tiếp thị quen với quy trình AIDA (Attention - chú ý, Interest - quan tâm, Desire - khao khát, Action - hành động), thì nay mô hình mới cho tiếp thị số được đề nghị là AISAS (Attention - chú ý, Interest - quan tâm, Search - tìm kiếm, Action - hành động, Share - chia sẻ).

Ví dụ mô hình mua một chiếc máy tính xách tay của khách hàng ngày nay là lưu ý đến các thương hiệu nổi tiếng; bước kế tiếp là sẽ truy cập vào mạng Internetđể tìm kiếm thông tin hoặc truy cập vào các mạng xã hội để tham khảo ý kiến; sau đó khách hàng sẽ đến các trung tâm điện máy hoặc các cửa hàng trên mạng để mua sản phẩm; khi đã có sản phẩm khách hàng sẽ trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm thông qua mạng xã hội hoặc các công cụ số.

Thế giới ngày càng phẳng hơn với sự phát triển của công nghệ số. Khách hàng và người tiêu dùng Việt Nam ngày càng hiểu biết và thông thạo các công nghệ số. 

Dưới đây là dự báo các xu hướng tiếp thị số cho năm 2011 bao gồm: ngân sách tiếp thị sẽ tiếp tục chuyển sang trực tuyến; tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội sẽ trưởng thành; tiếp thị di động sẽ cất cánh; tiếp thị cá nhân hóa, điều chỉnh thông điệp gửi đến từng cá nhân; video xã hội là công cụ tiếp thị đang tăng trưởng; tối ưu hóa tiếp thị qua kênh công cụ tìm kiếm; sự hỗ trợ trực tuyến từ các trang web trong việc kết nối người mua với các chuyên gia...


(Theo Internet)



Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Internet – công cụ kết nối trực tuyến hiệu quả với khách hàng


Trong thời đại ngày nay, khi người tiêu dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn để lướt web thì Internet được xem như là một công cụ quảng bá hiệu quả dành cho các doanh nghiệp để tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Các doanh nghiệp đã biết vận dụng những lợi thế của Internet để phát triển và tạo ra sự liên kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng, qua đó tác động đến hành vi mua sắm và sử dụng hàng hóa của họ.  
Với Internet, doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng chính xác thông tin mà họ muốn tìm kiếm và điều chỉnh thông điệp của mình cho phù hợp với hành vi và thái độ của người tiêu dùng. Qua đó doanh nghiệp có thể nắm bắt và thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách trực tiếp đáp ứng những sở thích cụ thể của họ.  
 Nhờ quảng cáo trực tuyến, các doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình bằng cách tạo nên những câu chuyện thu hút, được kể một cách sáng tạo và đặc biệt là đánh thức cảm xúc của người tiêu dùng, những cảm xúc đó có thể là sự ngạc nhiên, tiếng cười, nỗi nhớ hay bất kỳ cung bậc cảm xúc nào có thể kết nối được với người tiêu dùng. Với các công cụ quảng cáo trực tuyến và quảng cáo di động tương tác, doanh nghiệp giờ đây có thể tạo ra nhiều chủ đề hấp dẫn xung quanh thương hiệu của mình để tạo ấn tượng với người tiêu dùng và giúp họ nhớ về thương hiệu.   

 Và một khi người tiêu dùng đã ấn tượng về câu chuyện đó thì họ sẽ sẵn sàng chia sẻ nó với những người khác. Khi câu chuyện đó được truyền tải và chia sẻ trên Internet, thì người tiêu dùng đóng vai trò là “người truyền giáo”, tự gắn kết mình với thương hiệu đó. Những người được chia sẻ câu chuyện này khi đó lại càng tin tưởng hơn vào thương hiệu do tác động từ các mối quan hệ cá nhân. 
Ngày nay những thương hiệu không chỉ mang lại cho người tiêu dùng khả năng chia sẻ những câu chuyện mà còn làm điều đó một cách sáng tạo hơn thông qua nhiều phương pháp khác nhau, từ các sử dụng video do người dùng tạo ra đến việc hiển thị hình ảnh cá nhân (avatar) chia sẻ với bạn bè, hay hình thức truyền thống hơn là cập nhật trạng thái (status). Sự sáng tạo trong hoạt động chia sẻ ngày khiến thông điệp của thương hiệu trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp tìm đến Internet để mang lại cho thương hiệu sức sống và tác động tích cực đến hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng để thực sự có hiệu quả, họ không chỉ cần kỹ năng kể chuyện, mà còn trang bị cho mình các kiến thức cần thiết về những tính năng của sản phẩm. 

Một doanh nghiệp thông minh sẽ sử dụng Internet để thể hiện các thông tin thực tế này một cách sáng tạo, dễ tiếp thu và để mở rộng câu chuyện về thương hiệu và tăng khả năng hấp dẫn khách hàng mua và sử dụng sản phẩm. Còn khi khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu thì khả năng mua hàng sẽ cao hơn.
Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng Internet như một công cụ hiệu quả để kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Trong số đó có thể kế đến trường hợp của Yahoo!, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hoạt động trong lĩnh vực nội dung, truyền thông kỹ thuật số. 
Để khởi động chiến dịch thương hiệu của mình, Yahoo! đã tập trung tác động lên thái độ của người tiêu dùng và tìm cách đưa Yahoo! quay trở lại thành chủ đề được bàn tán sôi nổi của cộng đồng mạng. Yahoo! đã nổ lực để thương hiệu của mình phù hợp hơn, liên kết chặt chẽ hơn với người tiêu dùng, đồng thời truyền đạt thông điệp của mình đến người tiêu dùng. 
Yahoo! đã thay đổi thái độ của người tiêu dùng thông qua việc giới thiệu những giải pháp sáng tạo và hiệu quả giúp người dùng của mình có thể sử dụng, tiếp xúc và cảm nhận những gì Yahoo! có thể mang đến cho họ. Kết quả là Yahoo! đã nâng cao cảm xúc của người dùng với thương hiệu Yahoo!, đi kèm theo đó là lượng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Yahoo! cũng tăng lên đáng kể. 
Theo Internet